Tư vấn

Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng hệ đèn ray nam châm

thiết kế đèn trần

Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng hệ đèn ray nam châm

Từ khi ra đời, hệ đèn ray nam châm luôn phát huy ưu thế khi được đưa vào hệ thống chiếu sáng trong gia đình, trở thành cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế, kiến trúc sư. Vậy có những lưu ý gì khi lắp đặt và sử dụng hệ đèn đặc biệt này.

1. Tính toán vị trí và thời gian lắp đặt trước cho hệ ray

* Lắp đặt thanh ray nam châm âm trần

Thanh ray nam châm lắp âm C1 là loại ray được sử dụng phổ biến nhất bởi tính thẩm mĩ cao, khi lắp đặt xong sẽ không bị lộ quá nhiều phần của ray trên bề mặt trần.

Đèn ray nam châm hoàn thiện

Tuy nhiên, khi thi công lắp đặt thanh ray âm sẽ phụ thuộc khá nhiều vào việc làm trần thạch cao, chúng ta cần bàn bạc trước với đội thợ thạch cao để họ làm sẵn phần rãnh xương thạch cao cố định ray đèn và thời gian làm để phối hợp với nhau một cách ăn ý nhất.

   

Sơ đồ mô phỏng lắp đặt thanh ray âm nam châm

Nên tránh việc đội thợ đã bắn tấm thạch cao lên, chúng ta sẽ không thể thi công thanh ray âm nam châm nữa.

* Lắp đặt nguồn và kết nối điện cho hệ ray

Nguồn điện sử dụng cho hệ ray là điện 48V, việc lựa chọn công suất nguồn phụ thuộc vào số lượng đèn và công suất của đèn lắp trên ray nam châm, mọi người nên dự toán để tránh phải sử dụng nguồn có công suất quá cao, làm tăng chi phí phát sinh

Có 2 loại nguồn thường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là nguồn meanwell 48V (nguồn tổ ong) và nguồn đúc 48V cho đèn ray nam châm.

 

Nguồn 48V cho đèn nam châm

Khi lắp đặt xong, nên có 1 chiếc đèn nam châm để test điện trên thanh ray đã ổn định chưa

   – Nếu hệ ray là đường thẳng, thử đèn trên từng đoạn kết nối với nhau bằng khớp nối thẳng, xem khớp nối đã vào điện tốt chưa

   – Nếu hệ đèn là khung kín, kiểm tra từng vị trí nối góc và điện trên từng cạch của khung đèn nam châm

2. Lựa chọn loại đèn phù hợp với nhu cầu sử dụng

Đèn sử dụng cho hệ đèn led ray nam châm được thiết kế riêng với nhiều mẫu mã và công suất ánh sáng khác nhau, tuy nhiên, cơ bản sẽ được chia thành 2 dạng: chiếu tỏa và chiếu rọi

   – Với loại đèn chiếu tỏa, điển hình là đèn pha nam châm 10W, đèn được trang bị mặt mờ chống chói, giúp ánh sáng lan đều xung quanh khắp không gian căn phòng, có tác dụng tương tự như những chiếc đèn âm trần tròn mà các gia đình hay sử dụng

 

Đèn pha nam châm

   – Với loại đèn chiếu rọi, thường dùng chiếu tranh treo tường, chiếu vào đồ vật trang trí hay chiếu vào khu vực trung tâm căn phòng để tạo điểm nhấn nổi bật cho vật thể

 

Những mẫu đèn ray nam châm chiếu rọi

3. Một vài lưu ý khác khi sử dụng hệ đèn ray nam châm

   – Toàn bộ hệ đèn đều chạy dòng điện 48V, đèn cũng được thiết kế riêng để dùng cho thanh ray nam châm nên không dùng được với thanh ray cho đèn rọi led thông thường.

 

Khung đèn ray nam châm lắp đặt thực tế

   – Đèn được giữ cố định trên thanh ray thông qua lực tương tác giữa 2 cực của nam châm, nếu thanh ray được cắt khác kích thước quy chuẩn cần chú ý không làm rớt phần nam châm phía dưới thanh ray

   – Đèn có thể di chuyển đến bất kì vị trí nào trên ray âm nam châm không cần cố định và có thể dễ dàng tháo lắp, di động

Hệ đèn ray nam châm tuy là sản phẩm mới nhưng không hề khó khăn khi lắp đặt và sử dụng, đem đến sự hiện đại, mới mẻ cho không gian nội thất. Đèn Phúc Lộc với kinh nghiệm lắp đặt, thi công, tự hào cung cấp đến khách hàng sản phẩm đèn led ray nam châm tiên tiến với giá cả hợp lý nhất

.

Đèn Phúc Lộc, chuyên cung cấp, lắp đặt các loại đèn chiếu sáng, đèn trang trí

Liên hệ trực tiếp/zalo: 0965.922.488 – 0978.307.988

Website: https://sonlamgroup.com.vn/

Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại: https://denphucloc.com.vn/

Đ/c: số 31, ngõ 487 Kim Ngưu, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Xem thêm: Dịch vụ lắp đặt hệ đèn ray nam châmhướng dẫn chi tiết cách đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm