Đèn led ray nam châm đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong thiết kế và thi công nội thất, về cơ bản gồm 2 phần ray và đèn như 2 cực nam châm. Hệ đèn ray nam châm được cấu tạo đặc biệt nhằm tăng công năng, tính thẩm mỹ cho hệ thống đèn, với thiết kế đặc biệt bao gồm 2 phần là ray nam châm và đèn, hệ đèn ray nam châm giúp bạn có thể thay thế, di chuyển vị trí lắp đèn hết sức dễ dàng
1. Hệ ray của đèn nam châm
Tại sao đèn được gọi là đèn nam châm, đó là vì đèn và ray có nam châm, khi gần sẽ tự hút nhau, để vừa tiếp xúc lại vừa truyền tải điện, vì thế được gọi là đèn nam châm
Đây là bộ phận có chức năng dẫn điện và là 1 cực của hệ đèn nam châm. ray gồm 2 loại ray âm và ray dương như hình
Đèn ray hệ nam châm
Quy cách thanh ray nam châm: thanh ray nam châm có loại 2m/thanh và loại 1m/thanh, với các kích thước khác nhau các bạn có thể liên hệ để có thông tin chi tiết
Với thanh ray nam châm hệ âm cần thi công gắn thanh ray ngay lên xương thạch cao khi làm trần thạch cao để giúp việc thi công dễ dàng và tính thẩm mỹ cao hơn. bạn cần đặc biệt lưu ý điều này
Theo kinh nghiệm cung cấp đèn hệ ray nam châm thì thanh ray hệ âm thường được sử dụng nhiều hơn so với thanh ray lắp nổi nhờ tính thẩm mỹ của nó
2. Một số loại đèn dùng trong hệ ray nam châm
Đèn cho hệ ray nam châm thường gồm 3 kiểu đèn chính:
3 loại đèn trên với những chức năng khác nhau thường được dùng những vị trí khác nhau
Đèn thứ nhất, thứ 2 có chức năng rọi dùng cho những không gian cần điểm nhấn nên gọi là đèn tiêu điểm
Đèn thứ 3 là đèn pha nam châm với chức năng chiếu sáng chung nhờ có góc chiếu rộng, ánh sáng có thể toả đều
Một điểm đặc biệt của đèn nam châm là bạn có thể chuyển vị trí đèn tùy ý trên hệ ray bằng cách nhấc đèn ra và cho vào bất kì vị trí nào trên hệ, đây chính là điểm ưu việt của đèn rọi ray, nó giúp chỉnh sáng theo ý thích của gia chủ, tuỳ vào vị trí nội thất hoặc đơn giản là sở thích làm mới không gian sống của bạn
3. Nguồn cấp cho hệ đèn thanh ray
Hệ thống đèn hệ nam châm sử dụng nguồn điện 48V DC. chúng ta có thể sử dụng nguồn tổ ong để cung cấp điện cho hệ đèn
ngoài ra cần tính toán công suất đèn cần thiết để bố trí nguồn cho phù hợp
Ví dụ bạn muốn sử dụng hệ đèn với tổng công suất 200W thì nguồn của bạn cũng cần có được công suất tương ứng
Chúc các bạn có hệ đèn hoàn hảo!
Xem thêm: Dịch vụ lắp đặt đèn hệ tủ