Hiện nay, đèn led ngày càng được nhiều gia đình sử dụng làm nguồn sáng chính nhờ khả năng tiết kiệm điện, độ bền, tính thẩm mỹ cao. Vậy ánh sáng của đèn led có gây hại cho mắt hay không? Chúng tôi xin phân tích dựa qua các thông số cơ bản để các bạn nắm được.
1. Quang thông (F)
Hay còn gọi là thông lượng được đo bằng lumen (lm) tương ứng với độ sáng mà mắt người cảm nhận được. Nếu quang thông quá cao gây ứng chế mắt, quang thông nhỏ quá (không đủ sáng) mắt phải điều tiết nhiều. Hai trường hợp này đều gây hại mắt. Do đó khi thiết kế hệ thống đèn cần tính sao cho đủ sáng. Với đèn led có độ sáng cao hơn các đèn thông thường nên có thể bố trí ít đèn hơn để đảm bảo nguồn sáng đủ tốt cho mắt.
Đèn led công nghệ xanh
2. Độ chói của đèn led:
Là đại lượng phản ánh cường độ sáng trên diện tích 1 m2 bề mặt theo 1 phương cho trước. Thường đèn led, đèn led âm trần có độ chói cao hơn các loại đèn khác. Và đây là nguyên nhân nhiều người lo lắng đèn led hại mắt hơn các đèn khác. Tuy nhiên chỉ số này chỉ đánh giá khi chúng ta nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. Mà trên thực tế thì khi nhìn trực tiếp vào nguồn sáng nào cũng sẽ hại mắt và đèn led cũng vậy. Việc chói hơn là do trên cùng 1 diện tích đèn thì cường độ sáng của đèn led cao hơn các loại đèn khác (hiệu quả chiếu sáng cao hơn). Có thể khắc phục điều này bằng việc sử dụng ánh sáng hắt trần từ đèn led dây, đèn tuýp led..
3. Độ hoàn màu (CRI):
Đây là chỉ số quan trọng nhất đánh giá đèn có hại mắt hay không. Đây là chỉ số phản ánh độ hoàn màu (độ thực của hình ảnh) được chiếu sáng trong mắt người so với màu thực của nó (khi chiếu bằng ánh sáng tự nhiên). Nếu chỉ số này đạt trên 80% thì coi như đèn đạt tiêu chuẩn. Với đèn led hiện nay chỉ số này thường đạt 85 đến 90%. Do đó đèn led đạt tiêu chuẩn về độ hoàn màu.
Hiện nay các loại đèn led cao cấp của SLD lighting đã đạt tới hiệu suất CRI 95 – 97 nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu sử dụng đèn của chúng tôi
4. Hiệu suất của đèn LPW
Chỉ số này phản ánh quang thông phát ra khi đèn tiêu thụ 1 W điện. Với đèn led chỉ số này đạt 100 lm/w tức là gấp đôi đèn huỳnh quang và gấp 10 lần đèn sợi đốt
Chính vì thế đèn led sẽ sáng hơn, nhờ vậy mắt không cần điều tiết quá nhiều điều này sẽ bổ trợ cho việc bảo vệ mắt khi sử dụng
Đèn led không gây hại cho mắt
5. Độ nháy tần của đèn led
Chỉ số này là số lần nháy trên 1 s của nguồn sáng (của đèn) với đèn huỳnh quang là khoảng 60 lần/s. Tuy mắt người không thấy nhưng việc nguồn sáng nháy làm cho mắt phải điều tiết nhiều và rất hại mắt (chính vì thế mà đèn huỳnh quang, compact không nên dùng làm đèn học). Với đèn led tốt chấn lưu IC thì không còn hiện tượng nháy tần. Nhưng với 1 số đèn chấn lưu không dùng IC thì việc nháy tần vẫn còn có thể làm ảnh hưởng đến mắt.
Kết Luận:
Qua các phân tích trên có thể thấy nếu chúng ta sử dụng đèn led chất lượng sẽ mang lại nguồn sáng có quang thông tốt, độ hoàn màu cao và ánh sáng không bị nháy tần giúp bảo vệ mắt tốt hơn các loại đèn led huỳnh quang và đèn compact truyền thống.