Hệ đèn ray nam châm đang được sử dụng ngày càng phổ biến nhờ tính thẩm mỹ và công năng vượt trội của nó, Trong hệ đèn ray nam châm chúng ta thường sử dụng thanh ray âm để nâng tính thẩm mỹ cho hệ đèn, sau đây là cách lắp thanh ray âm cho hệ trần thạch cao
1. Cách lắp thanh đèn ray nam châm âm
Thanh ray nam châm âm cần được thi công ngay từ khi làm phần thô của trần thạch cao, sau khi làm xương và trước khi vào tấm thạch cao
Bước 1: Tạo rãnh đúng bằng kích thước của thanh ray âm
– bạn cần đo xem thanh ray của bạn có chiều ngang bao nhiêu, chiều dài bao nhiêu để bạn tạo rãnh đúng bằng kích thước mong muốn. nhưng 2 bên phải có điểm để bắn vít cố định xuyên qua tai đèn nam châm tới xương thạch cao
– Ví dụ nếu bạn sử dụng thanh ray âm C1 của chúng tôi thi bạn cần làm rãnh rộng 4,5cm, còn chiều sâu bạn có thể để thông thuỷ không sao
– Rãnh này bạn tạo bằng xương thạch cao, và nhớ là chưa bắn tấm thô lên
Bước 2: Bắt thanh nhôm định hình dưới đây
Như hình bạn có thể thấy thanh ray nam châm âm được cố đinh lên trần thạch cao bằng cách bắt vít xuyên qua tai của ray nam châm lên xương thạch cao. để bắn dễ dàng bạn nên dùng loại vít đen hoặc vít dù tốt để xuyên qua được tai của ray nam châm 1 cách dễ dàng
Chính vì ray đèn nam châm cần phải bắn xuyên qua để cố định lên xương thạch cao nên bạn cần phải gắn thanh ray lên trần thạch cao trước khi vào tấm mới được
Bước 3: bắn tấm thạch cao
Thanh ray cho hệ đèn led ray nam châm đã được thiết kế theo tấm thạch cao 9mm nên sau khi bắn lên xương bạn ốp tấm thạch cao lên như bình thường
– Sau đó bạn sơn bả theo đúng quy trình là chúng ta đã hoàn thiện cơ bản, khi bả bạn cần lưu ý cẩn thận phần tiếp giáp với ray nam châm, để sao cho không bị bám bẩn lên ray, tránh việc làm mất thẩm mỹ của đèn ray nam châm
2. Cách lắp nguồn cho hệ đèn nam châm
Sau khi chọn được nguồn 48V phù hợp chúng ta tiến hành đấu nguồn theo đúng sơ đồ
Phần AC sẽ được đấu vào điện 220V
Phần DC sẽ là vào đầu cấp nguồn của thanh ray
dây đỏ sẽ vào dương và dây còn lại sẽ vào âm
Bạn có thể qua sát thấy có 2 bên có tai đồng sẽ là 2 cạnh, phần mặt có mũ vít sẽ ở dưới đáy, bạn chỉ cần ấn sập đầu cấp nguồn xuống ray là đã hoàn thiện quy trình lắp đặt
Phần đầu cấp nguồn của ray nam châm có 1 nẫy nhỏ, bạn có thể dùng tay ấn vào nẫy ấy sau đó ấn đầu cấp nguồn xuống sao cho sát tận đáy thanh ray thì mới đạt yêu cầu
có 1 lưu ý là bạn nên để nguồn ở vị trí giữa hệ ray và câu thêm đầu cấp nguồn nếu dài quá 5m/điểm đấu điện để đảm bảo hệ ray được đều điện
Sau khi lắp xong bạn nên sử dụng 1 đèn nam châm để thử điện các vị trí trên thanh ray đã lắp, sao cho mọi vị trí đã đạt yêu cầu về điện, thử đèn đều sáng thì mới đạt yêu cầu
Chúc các bạn có được không gian như ý!